THẾ HỆ Z – THẾ HỆ THÍCH NGỒI Ở STARBUCKS LÀM VIỆC HƠN LÀ VĂN PHÒNG

“Văn phòng” là biểu hiện của sự “chuyên nghiệp”. Nhưng với thế hệ Z, hai chữ “văn phòng” lại dường như là một sự gò bó, bí bách bởi những quy định cứng nhắc, hay quy trình làm việc trì trệ, rườm rà…

Quan niệm của thế hệ Z, nơi làm việc không phải chỉ để làm việc, mà còn là nơi để sống, chơi, trải nghiệm… Và trong thế giới “siêu kết nối” của thế hệ Z, việc “làm việc từ xa, không cần đến văn phòng” dường như dần trở thành “quyền lợi nhất định được hưởng”. Họ muốn có thể ngồi trong một cửa hàng Starbucks và đeo tai nghe hoặc có thể ngồi ở nhà để làm việc.

Hai tác giả Tom Koulopoulos và Dan Keldsen đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế của xu hướng làm việc từ xa trong cuốn sách “Thế hệ Z – Hiểu rõ về thế hệ sẽ định hướng tương lai của doanh nghiệp”.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu quan điểm của tác giả về xu hướng làm việc từ xa trong phần trích dưới đây:

“Làm việc từ xa đã có từ hàng chục năm nay, nhưng mãi đến gần đây, lượng truy cập Internet cáp truyền hình tăng, mạng 4G, mạng cáp quang cùng hai tỉ điện thoại thông minh và máy tính bảng đã giúp khái niệm “làm việc từ xa” trở thành một lựa chọn thay thế cho rất nhiều lao động.

Nếu có thể làm việc bất cứ lúc nào, vậy tại sao các công ty lại bám víu vào khái niệm rằng công việc chỉ có thể thực hiện tại nơi làm việc? Chúng ta sẽ lựa chọn gì giữa một bên là văn phòng chuyên nghiệp và một bên là làm việc từ xa đầy linh hoạt? Chúng ta sẽ rẽ hướng nào khi bị ảnh hưởng bởi tư duy thế hệ và các quy tắc xã hội.

Một số doanh nghiệp gần như đã cấm hoàn toàn làm việc từ xa, bao gồm Yahoo, Khi CEO Marissa Mayer ban hành lệnh cấm làm việc tại nhà toàn thời gian vào đầu năm 2013. Thông báo này được coi là “phát súng chí mạng trên toàn thế giới” trong đó có cả các nhân viên của Yahoo, thung lũng Silicon, và đặc biệt các sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Họ tự hỏi Mayer đang nghĩ gì với quyết định lạc hậu như vậy. Yahoo tự tuyến bố là công ty đổi mới – đặc biệt tự mô tả trong hồ sơ là một công ty công nghệ cao được nối mạng đặt tại thung lũng Silicon – nhưng lại đi lùi lại 15 đến 20 năm. Sự mâu thuẫn này khiến nhiều người khó hiểu. Một số người nói rằng đó là hồi chuông chấm hết cho làm việc từ xa. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, Yahoo đã tách khỏi xu hướng làm việc từ xa chỉ vì mục đích riêng của họ. Sự thay đổi này đã không thể thay đổi quỹ đạo chung, và xu hướng làm việc từ xa vẫn sẽ không bị suy giảm. Trên thực tế, một báo cáo của Công ty tư vấn The Future Laboratory thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng, “Trong tương lai gần, thuật ngữ ‘văn phòng’ sẽ trở nên lỗi thời và môi trường điều hành ở văn phòng buồn tẻ sẽ bị xóa bỏ khi một mô hình làm việc mới xuất hiện. Tầm nhìn mới này về nơi làm việc sẽ tạo điều kiện cho các mô hình làm việc linh hoạt trong một xã hội mà công việc hành chính nhàm chán trở thành tùy chọn thay vì bắt buộc.

Làm việc từ xa trở nên phổ biến trong giới lao động tri thức, nhưng nó chưa phải là chuẩn mực. Chúng tôi đã nói chuyện với Justin Levy giám đốc phụ trách truyền thông xã hội toàn cầu cho Citrix – về những thách thức và cơ hội của “chia ca làm việc”. Ông ấy thảo luận về các vấn đề mà ông ấy thấy ở các công ty khác. Họ đang cố gắng tìm ra con đường phù hợp để thực hiện chính sách làm việc từ xa cho tổ chức của mình.

“Làm việc từ xa không phải là không có khó khăn. Khi tôi trò chuyện với những người làm việc từ xa ở các công ty khác nhau, từ những người tự làm chủ cho đến các nhân viên ở các công ty có quy mô lớn như Citrix và thậm chí lớn hơn. Đó là một trong những chủ đề chưa được đề cập đến đầy đủ và chưa được mọi người thừa nhận. Nếu bạn dành phần lớn thời gian làm việc trong văn phòng, một ngày làm việc bên ngoài văn phòng sẽ quý như vàng. Bạn có thể ngồi trong một cửa hàng Starbucks và đeo tai nghe, hay bạn có thể ngồi trên chiếc ghế trường kỷ ở nhà. Thỉnh thoảng làm việc từ xa toàn thời gian, hay đơn giản là thay đổi tốc độ làm việc hàng này, là ý tưởng thật tuyệt vời. Đây là một thách thức còn mới lạ với nhiều nhà quản lí: Cho phép và tin tưởng nhân viên có thể tự quyết định về nơi và cách thức họ làm việc. Hay chính các nhân viên cũng có những ý kiến khác nhau về khái niệm “nơi làm việc”.

[…]

Đối với thế hệ Z, ranh giới giữa công việc, vui chơi và cuộc sống bị xóa nhòa. Quan điểm rằng bạn phải ở một nơi cụ thể, vào một thời điểm cụ thể để làm việc cũng kì lạ như việc phải tìm một bốt điện thoại trả tiền để gọi điện. Không nhất thiết phải đến văn phòng, nam giới không nhất thiết phải đeo cà vạt hay nữ giới phải mặc quần tất đến nơi làm việc. Những chuẩn mực xã hội này sẽ biến mất theo thời gian. Rất đáng để xem xét những gì chúng ta coi là cách làm việc “bình thường”.

Cũng có một sự hiểu nhầm phổ biến rằng chỉ có các công ty khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ mới có thể thuê nhân viên làm việc từ xa. Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều nhân viên IBM trong vài năm qua về khả năng làm việc từ xa trong một công ty có gần năm trăm nghìn nhân viên.

[…]

Năm 1995, IBM đã thay đổi lập trường của mình nhằm giải quyết áp lực ngày càng tăng từ việc tuyển dụng nhân sự mới, những người chấp nhận đi làm xa thay vì thay đổi nơi làm việc. Họ bắt đầu thử nghiệm cho nhân viên thuộc văn phòng Norfolk, Virginia làm việc từ xa tại nhà hoặc “công trường” của khách hàng. Đây là một thử nghiệm mà công ty rất coi trọng. IBM đã thuê một nhà tâm lí học hành vi để tư vấn về tác động văn hóa, vì họ biết rằng đó sẽ là một sự thay đổi lớn trong cách thức hoạt động của công ty. Sau thử nghiệm ban đầu đầy triển vọng, IBM đã triển khai các chương trình tương tự cho tất cả các văn phòng bán hàng ở Mĩ và vào năm 1996 mở rộng ra các văn phòng quốc tế.

IBM ước tính rằng việc cho phép nhân viên làm việc ở bất cứ đâu đã giúp tăng 50% năng suất, tiết kiệm 700 triệu USD chi phí bất động sản nhờ thu hẹp không gian văn phòng với tỉ lệ nhân viên ngồi bàn trung bình từ 4:1 lên 12:1. Tính đến năm 2012, 39% trong số hơn bốn trăm nghìn nhân viên của IBM làm việc từ xa. Tác động đa thế hệ cũng được thừa nhận. Theo nghiên cứu của Tổng cục Dịch vụ Mĩ (General Services Administration – GSA), tham khảo các kết quả của IBM, “Ngoài ra, các lợi ích về chất lượng cuộc sống linh hoạt được chứng minh là công cụ để duy trì và hỗ trợ cả lực lượng lao động trưởng thành và một thế hệ cộng sự trẻ tuổi.”

Cuối cùng, thách thức lớn nhất đối với phương pháp làm việc của một công ty là xác định cách các nhà lãnh đạo đánh giá giá trị “làm việc”. Các nhà điều hành coi trọng thời gian làm việc hay kết quả làm việc? Không hỗ trợ làm việc từ xa vì nó là một xu hướng nhất thời hay vì nó tiện lợi hơn cho người lao động? Sự thay đổi văn hóa này làm thay đổi các số liệu truyền thống về công việc văn phòng và tái tập trung vào ý nghĩa của khái niệm “công việc”.

[…]

Mọi khía cạnh làm việc gần như được số hóa và kết nối mạng, nhưng câu hỏi “Tôi nên làm việc ở đâu?” không bị giới hạn bởi công nghệ. Yếu tố siêu kết nối đã loại bỏ các rào cản vật lí trong môi trường làm việc, cùng với đó một lượng lớn các số liệu thường bị chậm trễ được sử dụng để quản lí nhân viên.”

Nguồn bài viết: Trạm Đọc – Read Station

???? Để tìm hiểu kỹ hơn về Thế hệ Z, mời bạn đọc đặt sách ngay tại đây????

Tiki: http://bit.ly/2lTwUqE
Shopee: http://bit.ly/2krK5yO
Fahasa: http://bit.ly/2luVXjQ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *